“ĐẬP HỘP” KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ CÙNG THỰC TẬP SINH NHÀ BIVILI
Đâu là chìa khóa dẫn tới thành công của một kỳ Thực tập trong mơ tại Bảo Việt Nhân thọ. Nếu muốn biết câu trả lời hãy cùng BiViLi khám phá và “bỏ túi ngay” nghệ thuật giao tiếp tại nơi làm việc dưới đây nhé!
Tư duy Gen Z - Ngại gì ghi điểm
Bạn biết không, để giao tiếp tốt điều đầu tiên bạn cần phải là một tư duy đúng như:
- Tập trung vào điểm cộng và ưu điểm của người khác
- Mở lòng với tất cả mọi người
- Đánh thức “hạt giống” tốt đẹp ở bản thân và ở người khác
- Tự đặt câu hỏi cho bản thân khi hiệu quả giao tiếp chưa tốt
Đó chính là cách để bạn có thể ghi điểm đối với Sếp cũng như các anh/chị đồng nghiệp của mình.
Vậy có công thức chung nào cho việc giao tiếp hiệu quả không? Đương nhiên là có chứ, hãy để BiViLi mách nhỏ cho bạn “Công thức 5C” nhé. Tuy nhiên có một lưu ý rằng tùy vào từng tình huống giao tiếp nhất định mà bạn cân nhắc sử dụng hợp lý nha!
Cười tươi -> Chia sẻ -> Cung kính -> Chứa đựng -> Chân thành
Xây dựng sự tự tin trong giao tiếp
Điều gì đang cản trở sự tự tin trong giao tiếp của bạn… “bỏ túi” ngay 03 lưu ý này để giúp bạn đánh bại sự tư ti trong giao tiếp của mình tại môi trường công sở nhé!
- Phong thái
Diện mạo bên ngoài: trang phục phải phù hợp với quy định của môi trường làm việc, gọn gàng lịch sự và chuyên nghiệp.
Diện mạo Mạng xã hội: nên thay đổi ảnh bìa chuyên nghiệp và hình đại diện đẹp, bắt mắt và là ảnh chính chủ. Để tên chính chủ hoặc tên thương hiệu cá nhân.
Ngôn ngữ cơ thể: Phải chúc ý tới nét mặt, ánh mắt và cử chỉ điệu bộ.
Giọng nói: Phải chú ý đến âm lượng và ngữ điệu trong giao tiếp, ngôn từ, xưng hô phải phù hợp.
- Ngôn từ
Thay đổi cách nói để tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp.
“Ba quy tắc vàng” trong nghệ thuật giao tiếp
- Lắng nghe chủ động
Cấp 1: Lắng nghe bằng tai (cấp độ cơ bản nhất): là lắng nghe mọi âm thanh, tiếng động.
Cấp 2: Lắng nghe bằng đầu: là lắng nghe thông điệp, nội dung, xử lý và phân tích tiếp nhận thông tin tiếp nhận.
Cấp 3: Lắng nghe bằng trái tim: tâm lý cảm xúc và thấu hiểu, đồng cảm.
Cấp 4: Lắng nghe bằng chân (cấp độ cao nhất): là lắng nghe nhu cầu đối phương có hành động để đáp ứng nhu cầu.
- Kỹ năng quan sát
Cấp độ 1: Thông điệp phi ngôn từ thông qua ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể.
Cấp độ 2: Sự thay đổi/ không đồng nhất trong suy nghĩ và lời nói thông qua sắc mặt, đôi môi, hơi thở.
- Phản hồi tích cực
Thái độ phản hồi và cách phản hồi sẽ tạo ra sự hài lòng của đối phương.
Giao tiếp trong môi trường công sở là một trong những kỹ năng mềm mà chúng ta cần trau dồi và học hỏi mỗi ngày. Đây cũng là “chìa khóa” giúp chúng ta thúc đẩy các mối quan hệ và nâng cao sự phát triển của bản thân trong văn hóa giao tiếp công sở.
Xem thêm tin:
- “TÔI LÀ AI?” TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ KỸ NĂNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
- "NÊN" HAY "KHÔNG NÊN" TRỞ THÀNH THỰC TẬP SINH SỚM?
- 4 LỢI ÍCH “VÀNG” MÀ THỰC TẬP SINH NHẬN ĐƯỢC SAU KỲ THỰC TẬP LÀ GÌ?
- UNBOX BỘ 3 SKILLS GIÚP CÁC BẠN TTS LẤY ĐƯỢC “SỰ TÍN NHIỆM” TẠI MÔI TRƯỜNG MỚI
- CÁC TIPS KẾT THÚC BUỔI PHỎNG VẤN TẠO ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG